Bị sùi mào gà nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Sùi mào gà là căn bệnh xã hội có tốc độ lây lan nhanh, gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của người bệnh. Ngoài việc thực hiện điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân sùi mào gà có thể sử dụng một số loại thực phẩm để tình trạng bệnh được cải thiện hơn. Vậy, bị sùi mào gà nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Cùng nằm chung nhóm bệnh hoa liễu với giang mai, lậu nhưng sùi mào gà lại tỏ ra vượt trội về khả năng và tốc độ lây nhiễm. Bên cạnh đó là tỉ lệ số ca mắc bệnh đang có xu hướng ngày một tăng cao. Bệnh do một loại virus chuyên gây u nhú trên niêm mạc da người có tên gọi HPV (Human papilloma) gây ra. 
 Thông qua những con đường như quan hệ tình dục, tiếp xúc với dịch nhầy mủ từ niêm mạc vết thương hở của người bệnh mà loại virus trên xâm nhập và tấn công vào cơ thể. Dưới sự tấn công đó, tại những vị trí như cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng sẽ xuất hiện các nốt mụn sùi liên kết thành từng cụm giống như bông súp lơ hoặc mào gà. Sau một thời gian, các nột mụn trên có thể vỡ ra khi gặp phải những sang chấn từ bên ngoài, chảy dịch mủ và gây lở loét, đau nhức.
Đối với nam giới, sùi mào gà có thể khiến cho tinh trùng bị suy yếu, dẫn tới vô sinh hiếm muộn. Nguy hiểm hơn, bệnh lý này còn làm gia tăng khả năng lây nhiễm nhiều căn bệnh khác qua những tổn thương, lở loét. Thậm chí nếu không được điều trị kịp thời, sùi mào gà có thể gây ra ung thư dương vật ở nam giới. Còn ở nữ giới, các u nhú của sùi mào gà phát triển trong khu vực cổ tử cung sẽ làm tắc và cản trở sự diễn ra của quá trình thụ tinh.
Bệnh sùi mào gà nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Hiện nay, có khá nhiều những phương pháp khác nhau để điều trị sùi mào gà hiệu quả. Có thể kể đến một số phương pháp như: đốt sùi mào gà bằng laser, áp lạnh.. hay dùng Đông – Tây y kết hợp. Tuy nhiên, việc điều trị không thể thực hiện tùy tiện mà cần có sự thăm khám, kiểm tra của các bác sĩ chuyên khoa.
Thực tế, những phương pháp trên không thể loại bỏ hoàn toàn sự tồn tại của virus HPV trong cơ thể. Do đó, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị, người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tránh tình trạng bệnh tái phát.
 Bị sùi mào gà nên ăn gì?
-         Tỏi: Từ lâu, tỏi đã được biết đến với khả năng tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. Do đó, đối với những trường hợp mắc sùi mào gà, đây là loài thực phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị khá hiệu quả.
-      Mật ong hoặc sữa ong chúa: Tương tự như tỏi, hai loại thực phẩm này cũng có khả năng nâng cao hệ miễn dịch của người bệnh. Ngoài ra, mật ong và sữa ong chúa còn có khả năng điều hòa nội tiết tố và tăng khả năng chống ung thư.
-      Nấm hương: Người bệnh sử dụng đều đặn nấm hương hằng ngày sẽ có sức đề kháng được cải thiện. Từ đó, thời gian phục hồi sau điều trị sẽ được rút ngắn đi đáng kể.
-      Các loại sữa: Sữa có khả năng làm giảm lượng cholesterol thừa trong máu, giúp hệ thống miễn dịch được tăng cường, đẩy lùi khả năng biến chứng gây ung thư cổ tử cung của sùi mào gà.
-      Rau chân vịt: Là loại rau thường được khuyến khích sử dụng đối với những bệnh nhân bị sùi mào gà bởi khả năng phòng tránh thiếu máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
-      Sắn: Trong sắn có nhiều chứa nhiều Kali, các vitamin C, B1 có khả năng hỗ trợ và gia tăng sức khỏe, thể lực cho người bệnh. Do vậy mà đây là loại thực phẩm thường được khuyên dùng đối với bệnh nhân mắc sùi mào gà.
-      Cà chua: Lượng vitamin dồi dào trong cà chua có tác dụng chống lại khả năng biến dị của những tế bào và với tác dụng này, ăn cà chua sẽ giúp điều trị sùi mào gà hiệu quả hơn.
Kiêng ăn gì khi bị sùi mào gà?
-      Chất kích thích: Đối với bất kỳ bệnh lý nào, sử dụng chất kích thích luôn là điều cấm kị mà các bác sĩ luôn khuyến cao. Bởi dưới tác dụng của rượu, bia, thuốc lá.. lượng oxy trong máu sẽ giảm đang kể, từ đó gây cảm giác nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh sinh sôi. Ngoài ra, sử dụng chất kích thích còn làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, dễ dẫn tới tình trạng bệnh tái phát.
-      Hải sản: Tuy hàm lượng dinh dưỡng trong hải sản rất cao nhưng thực tế đã chỉ rằng, hải sản lại có những chất tạo môi trường thuận lợi cho các virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm phát triển.
-      Các loại rau gia vị: Một số loại rau gia vị phổ biến như hành, hẹ, gừng, rau răm.. được cho là nguyên nhân khiến cho việc điều trị bệnh khó khăn hơn khi bệnh nhân sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.
-      Đồ ăn cay nóng: Việc sử dụng đồ ăn cay nóng sẽ khiến cho cơ thể tích tụ nhiều độc tố và xuất hiện tình trạng nóng trong nhiều hơn. Điều này có thể khiển virus sùi mào gà vì thể mà phát triển hơn.
Trên đây là một số thông tin về chuyện nên và không nên ăn gì khi bị sùi mào gà xin được chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng với những kiến thức này, các trường hợp mắc bệnh sẽ có chế độ ăn hợp lý để có thể hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả nhất.
Ngoài ra, nếu như bạn đọc có bất lỳ biểu hiện thất thường hay bệnh lý nguy hiểm nào thì nên đi thăm khám để được tư vấn điều trị bệnh lý phù hợp tại phòng khám Đa khoa quốc tế Hà Nội - địa chỉ khám và chữa các bệnh lý nam-phụ khoa, bệnh xã hội. Hoặc người bệnh có thể liên hệ tới số hotline: 0969 668 152 hoặc truy cập website: http://dakhoaxadan.com để được hỗ trợ sớm nhất.

Đăng nhận xét

[blogger]

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.